"Bản tin cuối cùng ngày 29, tháng 4 năm 1975" đã phát thanh trên Đài Saigon, trước ngày miền Nam Việt Nam thất thủ qua giọng đọc lại của Nữ xướng ngôn viên Mai Thy của Đài Saigon.

(Bản tin này do Nữ xướng ngôn viên Mai Liên đọc, phát thanh ngày 29 tháng tư năm 1975).



Bài viết của:

MBQ

















Kính mời quý vị nghe lại "Bản tin cuối cùng ngày 29, tháng 4 năm 1975" đã phát thanh trên Đài Saigon, trước ngày miền Nam Việt Nam thất thủ.



qua giọng đọc lại của
Nữ xướng ngôn viên Mai Thy của Đài Saigon.

(Bản tin này do Nữ xướng ngôn viên Mai Liên đọc
phát thanh ngày 29 tháng tư năm 1975).






Xin bấm PLAY




Nói Với Anh
Trong Mùa
Tháng Tư Buồn



Tranh sơn dầu Thương tiếc. (Họa sĩ Vivi)

MBQ



Anh bảo em hãy viết lại những cảm nghiệm của chuyến vượt biển năm xưa mà em cứ khất lần mãi; viện hết lý do này đến lý do kia để trì hoãn. Anh có biết tại sao không? Em sợ mình lại khóc, khóc ngất… Ba mươi bốn năm rồi (1975 – 2009); cứ mỗi độ tháng Tư trở về, nỗi đoạn trường ám ảnh không nguôi, em muốn cố quên đi mà không được. Về hình ảnh đêm đen mịt mùng giữa biển trời mênh mông, những chiếc thuyền bé cỏn con lao mình vào sóng gió, chở theo bao khát vọng của người Việt-Nam yêu tự-do, đi tìm đất sống. Em cũng là một thuyền nhân, là chứng nhân trong thời kỳ bi thương nhất của lịch-sử Việt-Nam. Tạ Ơn Trời! Em đã quá may mắn đến được bến bờ bình yên anh ạ!

Còn nhớ, một đêm đầu tháng Mười; em khởi hành từ Bến Bạch-Đằng – Saigon bằng chiếc ca-nô (người ta gọi là “Cá Bé”) chở một nhóm ra Bà-Rịa, Vũng-Tàu, nhập vào “Cá Lớn” (một chiếc tàu sắt), ba ngày đêm lênh đênh trên biển cả, có dàn khoan dầu Quốc-Tế giữa Thái-Bình-Dương cứu vớt. Không ai được mang bất cứ vật gì theo mà phải để lại hết trên chiếc tàu ấy. Sau khi đưa tất cả những thuyền-nhân lên chỗ an toàn, người ta đã cho nhận chìm nó. Đôi giày “sandal” của em vì thế cũng đắm vào lòng biển khơi. Một ngày sau đó, với chân trần đi trên nền sắt của dàn khoan dầu không quen bởi quá nóng. Em đã tìm cách tự làm cho mình một đôi dép; kiếm được vài thùng giấy bằng bìa rất chắc, em đặt chân mình lên làm mẫu và cắt theo chiều dài chu-vi bàn chân. Xong, em lấy kim chỉ cùng một cây kéo gấp nhỏ xíu (là những thứ cần thiết mà Mẹ bắt dấu trong lưng quần mang theo khi rời nhà), rồi dùng những sợi dây nhựa (để cột các thùng hàng trên dàn khoan) em may và thắt nút làm quai dép. Đang lúc loay hoay, bỗng nghe một tiếng “bịch”, có túi đồ từ trên hành lang của các Thủy-Thủ rơi xuống trước mặt. Dựt mình nhìn lên, thấy thấp-thoáng những nụ cười, cái nháy mắt y-như các Thiên-Thần từ Trời cao ban xuống cho em. Mở bao ra là 3 đôi dép Nhật, vài chiếc quần Jean và cả chục chiếc áo thung màu trắng, có cả thuốc lá Mỹ và nhiều đồ dùng lặt vặt khác. Họ thẩy xuống cho em, một cô bé Việt-Nam “Country-less”, nghèo hơn những người “Home-less” trong xã-hội Mỹ hôm nay; lúc bấy giờ đang tìm cách để khắc-phục những khó khăn trước mắt sau những ngày dài lênh đênh trên đại-dương. Em đã đem cho các Bác, các Chú cùng tàu tất cả, chỉ giữ lại cho mình đôi dép Nhật dài quá khổ chân em và cái áo thung trắng mặc qua đầu gối. Rồi cứ cách vài tiếng họ lại thẩy quà xuống, dường như chỉ cho một mình em trong số phận một trăm ba mươi sáu thuyền nhân lúc ấy anh ạ!

Cũng từ giây phút đó em tâm niệm với Biển & Trời rằng: “Sau này, khi ra nước ngoài được thành đạt em sẽ chú-tâm về việc Bác-Ái, Từ-Thiện. Sẽ theo gót chân Mẹ Teresa (Calcutta) để chia xẻ đến những người khó nghèo, túng cực. Biết cho đi không chừng mực và lãnh-nhận không phàn nàn. Để bù trả lại phần nào sự cưu mang của những người không cùng màu da, không cùng giòng máu đã đối-xử quá tốt với em.”

Như bao nhiêu thuyền nhân khác, em đã định-cư trên những xứ sở tự-do, no đủ. Mà sao không quên được hình ảnh khi ở Bidong, những chiếc thuyền tỵ-nạn đến sau em mang bao xác người tả tơi, họ vừa đặt chân lên miền đất tự-do là đúng lúc trút hơi thở cuối cùng trong tức tủi, oan khiên anh ạ! Bảo sao em không buồn, bảo sao em không khóc. Ba mươi bốn năm qua em tưởng mình đã khô dòng lệ, sao cứ mãi trào tuôn mỗi độ tháng Tư về???

Cách đây mười năm, em tìm về “Nghĩa Trang Quân-Đội Biên-Hòa”, anh cũng biết là gia-đình em không có thân-nhân nào chết trận nhưng em cứ canh cánh bên lòng niềm biết ơn và mong được một lần tạ-ơn; tạ-ơn những chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã hy-sinh trong chiến cuộc năm xưa. Những người đã chết để cho em được sống. Những ngôi mộ mọc đầy cỏ hoang hàng hàng lớp lớp, đếm không xuể anh ơi. Trời ạ! Sao các anh chết trẻ thế? Chỉ có mười tám, đôi mươi, tuổi thanh-xuân đẹp nhất một đời người đã phải lao vào hận thù, bom đạn khốc liệt, oan khiên. Rồi nằm xuống; liệu có nguyên vẹn hình hài? Hay những bom đạn vô tình đã xé thân anh thành nghìn mảnh vỡ. Dù biết rằng qua bao thời gian, xác các anh đã tan vào lòng đất Mẹ. Nhưng sao đau đớn quặn thắt ruột gan khi em thắp hương trên từng nấm mộ tàn ?

Năm nào cũng thế, đúng giờ Ngọ buổi trưa ngày 30, tháng Tư. Dầu bận thế nào em cũng phải về nhà nấu bát cơm trắng gạo thơm ngát, tô canh và bày trái cây, pha trà để cúng giỗ, cầu-nguyện cho các Anh-Hùng-Tử-Sĩ. Nhất là các Vị Tướng cùng các Chiến-Sĩ Vô-Danh của Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa đã tuẫn tiết, anh-dũng hy-sinh trong trách-nhiệm và bổn-phận để em được sống đến ngày hôm nay. Cầu nguyện cho linh-hồn những người Việt-Nam tỵ-nạn không may mắn đã chết sông, chết biển, chết trong rừng sâu núi thẳm trên bước đường đi tìm tự do.

Hãy cùng em giao-cảm trong lời Kinh-Nguyện cho một Việt-Nam tươi sáng hơn anh nhé!



MBQ (29, tháng Tư, năm 2009)



Free Web Template Provided by A Free Web Template.com